ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THANH TUẤN

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Trăm thứ bệnh bắt đầu từ... miệng

Chúng ta biết rằng các loại thực phẩm, nước uống kể cả bia rượu, khói thuốc (thuốc lá, thuốc lào, thuốc phiện) đều qua đường miệng để vào cơ thể.


Các loại thực phẩm khi bị ôi thiu, nhiễm khuẩn sẽ gây ra rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp... Ăn các loại thịt tái (bò, lợn, trâu), tiết canh (các loại) có thể bị nhiễm các loại sán (sán xơ mít, sán bò, sán lợn, sán chó, sán lá gan, sán lá phổi...), ăn sò huyết sống có thể bị thương hàn... Ăn các loại rau sống được chăm sóc bằng phân tươi, bằng các loại hóa chất... có thể bị nhiễm giun (giun đũa, giun sán) hay thậm chí còn có thể bị nhiễm độc hóa chất. 
Ngay cả khi thực phẩm an toàn (không nhiễm khuẩn, không có hóa chất độc hại) nếu ăn quá nhiều cũng sẽ bị bội thực; ăn uống không điều độ (bạ lúc nào cũng ăn), ăn quá nhiều các loại chất giàu dinh dưỡng cũng có thể sinh ra bệnh béo phì, huyết áp cao, bệnh thống phong (gút); uống rượu đến mức nghiện sẽ bị xơ gan...

thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn, các bệnh từ miệng, chế độ ăn uống hợp lí
Dùng nguồn thực phẩm sạch, an toàn và ăn uống điều độ sẽ phòng được nhiều bệnh và có cuộc sống khỏe mạnh - Ảnh minh họa.

Ăn xong đi nằm ngay (nhất là vào buổi tối) sẽ gây ra bệnh béo phệ. Ăn vặt, nhất là ăn nhiều bánh kẹo, ăn nhanh có thể gây béo phì và tiểu đường, viêm loét đường tiêu hóa...
Có thể kể ra hàng trăm thứ bệnh mà do ăn uống không điều độ hoặc thức ăn, đồ uống bị ô nhiễm gây nên. Vì vậy, nếu dùng nguồn thực phẩm sạch, an toàn và ăn uống có điều độ thì chúng ta có thể tránh được hàng trăm thứ bệnh. Nếu chúng ta thống nhất được quan niệm là: ăn để sống (tức là ăn để đảm bảo cho cơ thể có thể sống khỏe mạnh), chứ không phải “sống để mà ăn” (tức là ăn cho đã, thích gì thì ăn nấy cho thỏa thích) tức là ta đã tự tiết chế được chế độ ăn uống. Đây là một phương châm phòng bệnh tích cực.
Theo Bảo Trân
Ảnh ST
Để tìm hiểu thêm các bạn có thể vào trang www.nhathuocgiatruyen.vn. Tại đây bạn có thể nói chuyện, tâm sự và nhận được sự tư vấn trực tiếp của Lương y Thanh Tuấn. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi được Lương y Thanh Tuấn bắt bệnh và chữa trị khỏi bệnh chỉ khoảng 4-7 tuần sử dụng thuốc. Các bệnh nhân ở xa sẽ được chuyển thuốc đến tận nơi, theo địa chỉ bệnh nhân cụ thể. Nếu bạn có thắc mắc về sức khỏe của mình, bạn có thể vào trang www.nhathuocgiatruyen.vn kể bệnh để nhận được sự tư vấn của Lương y.
 
Vui lòng liên hệ: ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THANH TUẤN - PHÚ MỸ QUỐC TẾ 
Trụ sở: 72 Đường 81, Thị Trấn Phú Mỹ, Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu 
Điện thoại: (+84)  0643. 921 527 - Hotline: 0938 68 47 68 - 0985 45 48 72   Email: tuan.nt1@phumyquocte.com -  Website: www.nhathuocgiatruyen.vn

Tap: Chữa viêm mũi dị ứng; Thuốc trị viêm xoang mũi; Chữa Đau sâu răng; Thuốc chữa hôi miệng; Thuốc chữa sâu răng cho trẻ em; Thuốc chữa viêm lợi; Chữa bệnh dạ dày; Thuốc chữa Đau lưng; Chữa bệnh sỏi thận; Chữa thoái vị đĩa đệm; Khám bệnh từ xa; Đông y gia truyền Thanh Tuấn

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Nhiệt miệng tái phát, vì sao?

Cháu bị loét miệng liên tục trong một tháng qua, gần như cứ khỏi được vài hôm là mắc lại. Có người nói cháu bị nhiễm virut herpes chứ không phải do nhiệt trong người. Xin hỏi bác sĩ, bệnh của cháu có phải do virut herpes và phải điều trị thế nào?
Trần Minh Châu (Tuyên Quang)

Nguyên nhân chủ yếu của loét miệng như bệnh của cháu là do virut herpes (HSV). Trong đó HSV týp 1 thường gây loét ở môi, trong khoang miệng, còn HSV týp 2 lại chủ yếu gây bệnh ở cơ quan sinh dục. Bệnh lây lan khi tiếp xúc trực tiếp qua niêm mạc hoặc da bị chấn thương, trầy xước, ngoài ra virut này còn có thể gây ra tình trạng tự viêm nhiễm, tức là bệnh tự lây lan qua các phần khác của cơ thể. Các biến chứng của herpes có thể là tổn thương loét mạn tính, ở trẻ sơ sinh virut này gây ra viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, ở người mắc HIV/AIDS thì có nhiều biến chứng trầm trọng ở da cũng như nội tạng. Nếu không có biến chứng, bệnh có thể tự khỏi trong vòng 1-2 tuần. Các trường hợp tái phát hay gặp ở tình trạng stress, thay đổi nội tiết, chiếu tia cực tím vào da, sốt, cảm cúm, dùng thuốc corticoid, xạ trị… Vì thế, điều trị chủ yếu là tránh tái phát, giảm biến chứng và hạn chế sự lan toả của bệnh. Các thuốc được sử dụng là acyclovir hoặc Mangoherpin, cần sử dụng ngay khi bệnh xuất hiện và có thể dùng lặp lại 10 ngày sau khi bệnh đa khỏi. Một số trường hợp loét miệng khác còn do thiếu vitamin PP, vitamin C. Cháu nên đi khám chuyên khoa da liễu để có chỉ định điều trị cụ thể. Bên cạnh đó cháu nên tránh tình trạng stress để phòng bệnh.
BS. NGUYỄN VĂN DŨNG

Khắc phục nhiệt miệng

Tôi rất hay bị nhiệt miệng, mặc dù không ăn nhiều đồ ăn nóng. Xin hỏi bác sĩ nguyên nhân nào gây nhiệt miệng và cách khắc phục?
Hoàng Thanh Trà
(Hải Phòng)
 
Nhiệt miệng (lở miệng) là bệnh hay găp và hầu như ai trong đời cũng một lần mắc phải. Triệu chứng ban đầu là sự xuất hiện một mụn nước nhỏ rất dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2-10mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi, rất đau lúc nói hoặc khi ăn uống. Nếu không được chăm sóc kỹ, thì các vết lở đó có thể sưng to, viêm nhiễm, gây sốt. Có nhiều nguyên nhân gây nhiệt miệng như các bệnh về răng (sâu răng, viêm quanh răng, viêm tủy răng…) dùng thức ăn, nước uống không phù hợp, chế độ ăn thiếu chất… Bệnh nhiệt miệng có thể tự hết, vết lở khỏi không để lại sẹo. Muốn khắc phục tình trạng nhiệt miệng thì trước hết hãy uống nhiều nước hằng ngày, ăn nhiều trái cây, rau củ tươi, hạn chế làm việc căng thẳng. Và nếu tái diễn nhiều, gây khó chịu, đau đớn, bạn hãy tới bác sĩ để được thăm khám để được chỉ định điều trị đúng.   
BS. Nguyễn Hải

Cách hạn chế nhiệt miệng

Mặc dù ăn uống rất điều độ nhưng tôi thường xuyên bị những vết loét trong miệng, lưỡi, gây khó khăn trong ăn uống, giao tiếp. Có phải tôi bị nhiệt miệng không? Xin bác sĩ tư vấn cách khắc phục.       
 
 Lê Hải Dương (Tuyên Quang)
 
Khi miệng xuất hiện nhiều vết loét nhỏ nổi trong miệng, lưỡi, nướu răng hoặc sàn miệng rất đau mỗi khi phải ăn uống thì rất có thể bạn bị nhiệt miệng hay còn gọi là lở miệng. Những vết loét ấy có bờ đỏ, thật rõ, kích thước thật đa dạng từ 1 - 2mm cho đến 1cm, chỉ kéo dài khoảng 2 tuần rồi tự lành, không để lại một vết sẹo nào cả. Nơi xuất hiện các vết loét thường thấy ở mặt trong của má, lợi hay đầu lưỡi... Khi không được chăm sóc đúng cách vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm. Có nhiều nguyên nhân phát sinh bệnh như stress, nhiễm khuẩn ở răng miệng, chấn thương niêm mạc miệng, thiếu vitamin. Trường hợp của bạn bị nhiệt miệng thường xuyên, hay tái phát thì nên đi bác sĩ để khám bệnh mới xác định đúng để điều trị kịp thời.  Vì cũng có thể có một số bệnh như lupus đỏ hệ thống, bệnh viêm ruột Croh cũng gây loét miệng. Để hạn chế bị nhiệt miệng, không nên ăn quá nhiều các gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, các thực phẩm gây nhiệt như thịt chó, mít... Trong bữa ăn hằng ngày cần bổ sung các loại rau quả, trái cây tươi, uống thêm các vitamin C, PP, B2.             
 
Lương y Thanh Tuấn

Cách phòng tránh nhiệt miệng trong mùa hè

Mùa hè, thời tiết nắng nóng, cơ thể mệt mỏi khiến ăn uống kém, không đủ chất dinh dưỡng dẫn đến thiếu vitamin C, PP, B6, B2, kẽm và acid folic, là một trong những nguyên nhân chính gây nhiệt miệng (hay còn gọi là lở miệng). Bệnh không  nguy hiểm nhưng gây đau đớn, khó chịu, nhất là khi ăn uống và vệ sinh răng miệng và rất dễ tái phát. Tuy nhiên, biện pháp phòng ngừa không khó.
 Ăn nhiều rau, củ quả giúp ngăn ngừa nhiệt miệng.
Triệu chứng nhiệt miệng bắt đầu thường là sự xuất hiện một mụn nước nhỏ rất dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2-10 mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi, rất khó chịu và đau lúc nói hoặc khi ăn uống phải nhai nuốt. 
  Nơi xuất hiện các vết lở thông thường là mặt trong má, ở môi - lợi, ở đầu lưỡi... Bệnh thường không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận. Không điều trị, các vết loét này cũng có thể tự biến mất sau 1- 2 tuần, nhưng sau đó rất dễ tái đi tái lại theo chu kỳ (tức viêm loét miệng mạn tính). Mỗi đợt tái phát thường xuất hiện 1- 3 vết loét hoặc  nhiều hơn, thường ở niêm mạc má, miệng, bờ và mặt dưới lưỡi, lợi, sàn miệng. Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, tấy đỏ, rất đau, thậm chí gây sốt cao, nổi hạch dưới hàm, ăn uống mất ngon, mất ngủ, rối loạn tiêu hoá. Trẻ bị nhiệt miệng thường quấy khóc, biếng ăn, dễ suy dinh dưỡng.
Người bệnh cần được vệ sinh răng miệng, súc miệng nước muối loãng. Dùng thuốc kháng sinh trong đa số các trường hợp là không cần thiết, nếu dùng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Phòng ngừa nhiệt miệng

Nhiệt miệng tuy gây đau đớn, khó chịu nhưng cách phòng ngừa không khó. Để ngăn ngừa nguy cơ nhiệt miệng, bạn cần tránh  làm  tổn  thương niêm mạc miệng khi đánh răng hay ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi điều độ để tránh strees. Ngoài ra, cần vệ sinh răng miệng tốt để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng. Với trẻ em, không nên để thức khuya, ăn uống tùy tiện không theo giờ giấc, hướng dẫn bé đánh răng đúng cách để không làm rách niêm mạc miệng. Nên tập cho bé thói quen súc miệng nước muối ấm mỗi ngày.

Trong những ngày nóng, dù có cảm thấy cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng cũng cần phải đảm bảo đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nên ăn các món luộc, rau, củ, quả và trái cây... Hạn chế ăn đồ xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước, bổ sung vitamin bằng các loại rau quả tươi. Nếu bị nhiệt miệng nặng, gây đau đớn nhiều hoặc tái phát nhiều lần cần phải đến cơ sở y tế để khám và điều trị dứt điểm.   
Bác sĩ Thu Lan

Bệnh nhiệt miệng - những điều bạn chưa biết

Đây không phải là một loại bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn cho trong việc ăn uống và vệ sinh răng. Bệnh có thể tránh khỏi nếu biết phòng ngừa, ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách.

  • “Không hiểu sao tôi hay bị lở miệng thế không biết. Cứ lâu lâu lại bị một lần, mỗi lần ít nhất là 2 nốt, đau kinh khủng, chẳng ăn chẳng nói được gì suốt cả tuần…”
  • “Có ai biết cách nào ngăn ngừa để miệng không bị lở không? Mọi người nói là do bị nóng, nhưng tôi chẳng hiểu như thế nào là nóng nữa! Tôi ăn uống bình thường, cũng nhiều trái cây và rau quả…”.
  • “Mỗi lần đau miệng là mất đến cả tuần mệt mỏi, đau đớn, nhăn nhó vì chẳng nuốt trôi cái gì. Húp một muỗng canh vô mà đau thấu trời, cảm thấy như đang chịu một cực hình vậy… Tôi bẳn gắt và đến cả giấc ngủ cũng không còn ngon nữa…”
Mỗi tuần, các bác sĩ, các chuyên viên tư vấn tại trung tâm truyền thông – giáo dục sức khỏe nhận không ít câu hỏi như thế. Rõ ràng, bệnh nhiệt miệng (hay còn gọi là lở miệng) hoàn toàn không “dễ chịu” chút nào khi mắc phải. Những cơn đau do nhiệt miệng gây ra có thể ảnh hưởng mạnh đến chuyện ăn, chuyện ngủ, cũng như cuộc sống “bình thường” của mỗi người.
 
Những gì bạn chưa biết về "nhiệt miệng"?
Nhiệt miệng là bệnh thường gặp, hầu như trong đời ai cũng mắc phải tối thiểu một lần. Có nghiên cứu khoa học cho thấy đến khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên. Bệnh có nhiều thể khác nhau nhưng triệu chứng bắt đầu thường là sự xuất hiện một mụn nước nhỏ rất dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2-10 mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi, rất đau lúc nói hoặc khi ăn uống.
Nơi xuất hiện các vết lở thông thường là mặt trong má, ở môi - lợi, ở đầu lưỡi… Bệnh thường không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận và tự khỏi. Biểu hiện tại chỗ thường là các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ/đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống. Đặc biệt, khi không được chăm sóc đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống cực kỳ “vất vả”.
Nhiều người cho rằng nhiệt miệng là do nóng trong người hay do ăn phải những đồ “nóng” như các loại quả mít, xoài… Còn quan điểm của y học hiện đại thì chứng lở miệng (tổn thương ở niêm mạc miệng) có rất nhiều nguyên nhân như gây nên, có thể do răng sâu, viêm quanh răng, viêm quanh chóp răng, viêm tủy răng...; do những sang chấn từ bên ngoài; do nhiễm vi khuẩn, virut, do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó (ví dụ thành phần hóa học có trong kem đánh răng không phù hợp…), hay chế độ ăn thiếu axit folic ở phụ nữ mang thai. Hiện nay người ta còn nhận thấy những người bị stress nặng và liên tục thì mức độ lở miệng cũng xảy ra nhiều hơn.
Nhiệt miệng là bệnh lành tính. Vết lở tự lành, không để lại sẹo. Vì đặc điểm lành tính này nên thông thường ít ai nghĩ đến chuyện “phòng bệnh”. Lúc nào mắc phải thì cố gắng… chịu đựng hoặc ra một tiệm thuốc tây nào đấy mua các loại thuốc bôi vào. Tuy nhiên, việc chịu đựng từ lúc miệng bắt đầu lở và đau đến lúc vết lở lành lại là cả một quá trình… không dễ vượt qua. 

Bạn đã biết cách ngăn ngừa nhiệt miệng?
Muốn ngăn ngừa hoặc điều trị nhiệt miệng, làm giảm độ tái phát của bệnh, các bác sĩ thường khuyên uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả tươi, hạn chế tối đa làm việc quá căng thẳng dẫn đến stress. Với thể tái phát nhiều lần liên tiếp, đau nhiều... thì cần đi khám bệnh, tùy theo từng trường hợp cụ thể (mức độ nặng nhẹ, tình trạng sức khỏe, giới, tuổi tác và tác dụng phụ của thuốc) bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc điều trị thích hợp.
Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung vitamin nhóm B là khỏi trong vòng 10 ngày. Song đôi khi có những nhiễm trùng nặng như áp xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải được điều trị cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, trong mọi trường hợp nhiệt miệng, yếu tố được đặt lên hàng đầu là cần tăng cường vệ sinh răng miệng để tránh bội nhiễm, hạn chế diễn biến xấu. Người bệnh được khuyên sử dụng những loại kem đánh răng có tinh chất chiết xuất từ thiên nhiên để tránh gây ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, đồng thời làm “mát” hơn cho miệng từ bên trong.
Tuy bệnh nhiệt miệng không phải là một loại bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh trong việc ăn uống và vệ sinh răng. Bệnh có thể tránh khỏi nếu biết phòng ngừa, ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách.
Trà xanh giúp ngăn ngừa bệnh nhiệt miệng.
Trà xanh làm giảm nhiệt miệng
Trà xanh là một trong những dạng tinh chất được khuyến khích dùng để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng vì hoạt chất kháng oxy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi. Đánh răng bằng kem đánh răng có tinh chất trà xanh có tác dụng ngăn ngừa nhiệt miệng hiệu quả.
 
Mai Xuân

Phòng, chữa bệnh nhiệt miệng cho bé


Bệnh nhiệt miệng tuy không đáng lo nhưng nếu không tìm đúng nguyên nhân và chữa đúng cách dễ khiến trẻ bị nhiễm trùng nặng hơn.
 
1. Dấu hiệu nhận biết
 
Bệnh nhiệt miệng, thực chất là viêm loét niêm mạc miệng xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Trẻ em sống ở vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm thường mắc bệnh này nhiều hơn trẻ sống ở khu vực ôn đới.
 
Khi bị nhiệt miệng, trẻ thường có các biểu hiện:
 
- Trẻ quấy khóc, bỏ ăn, miệng chảy nhiều nước dãi, dễ sụt cân. Nếu bị nặng có thể gây sốt, nổi hạch.
 
- Niêm mạc miệng [phần niêm mạc trong má, vòng miệng, lợi] và bề mặt lưỡi xuất hiện những vết loét màu trắng hoặc ngà, quanh vết loét hơi tấy đỏ. Những vết loét có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc vài nốt một.
 
Vét loét niêm mạc thường có viền tấy đỏ, bề mặt có màu trắng ngà.
 
2. Nguyên nhân
 
Bệnh nhiệt miệng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra:
 
- Do di truyền và căng thẳng: có những gia đình mà mẹ hay bố hay bị bệnh nhiệt miệng thì con cũng dễ mắc bệnh nhiều lần. Tuy nhiên, nguyên nhân này ít gặp hơn các nguyên nhân phổ biến dưới đây.
 
- Do niêm mạc miệng hay lưỡi bị rách vì bé ngậm các vật dụng có cạnh sắc gây tổn thương, đánh răng không đúng cách hoặc bé cắn phải lưỡi, niêm mạc má.
 
- Nhiệt miệng cũng có thể do bé bị dị ứng thức ăn hay cơ thể thiếu các chất như axit folic, kẽm, chất sắt hay vitamin B12.
 
- Nhiễm khuẩn hay nhiễm virus cũng là nguyên nhân gây ra bệnh nhiệt miệng
 
Lưu ý: Cần phân biệt bệnh nhiệt miệng thông thường với bệnh nhiệt miệng do virus Herpes gây ra. Vì nhiệt miệng thông thường không lây nhiễm. Trong khi đó bệnh do virus Herpes gây ra là bệnh truyền nhiễm và thường xuất hiện trên môi.
 
3. Cách điều trị
 
Thường bệnh nhiệt miệng sẽ khỏi sau 7 – 10 ngày. Với những nguyên nhân do rách niêm mạc hay thiếu chất. Bạn có thể áp dụng các phương pháp giảm bệnh như:
 
- Chườm đá: Bạn có thể làm dịu đau cho bé bằng phương pháp chườm đá. Bọc viên đá nhỏ vào gạc sạch và chườm vào vết loét. Nhưng ko cho bé uống nước đá.
 
Dùng gạc sạch bọc một viên đá nhỏ và chườm vào vết loét cho bé sẽ làm dịu cơn đau.
 
- Chế độ ăn uống: Không nên hạn chế bé ăn, làm như vậy càng khiến bé thiếu chất và lâu khỏi bệnh.
 
Cho bé ăn thức ăn mát nhưng không quá lạnh vì đồ lạnh có thể giúp bé bớt đau nhưng dễ khiến bé viêm họng. Xay thức ăn nhỏ để trẻ dễ ăn hơn.
 
Tuyệt đối không nên cho bé ăn thức ăn nóng, mặn hay các thực phẩm gây nóng. Cảm giác nóng sẽ càng khiến vết loét xót hơn và nặng hơn.
 
Giải nhiệt cho bé bằng nước rau má, nước râu ngô, uống thay nước lọc mỗi ngày.
 
- Súc miệng sau khi ăn bằng nước muối sinh lý hay nước củ cải [ 300g củ cải giã nhỏ, lọc nước pha với nước lọc cho bé súc miệng ngày 3 lần].
 
- Thuốc bôi: Có rất nhiều loại kem, thuốc bôi cho bé. Nhưng chúng tôi luôn khuyên bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc bôi vì cơ địa và nguyên nhân gây bệnh ở mỗi trẻ mỗi khác. Không nên tùy ý dùng thuốc có thể gây dị ứng  cho bé của bạn.
 
4. Phòng bệnh
 
- Cho bé ăn uống thực phẩm mát, đặc biệt vào mùa hè.
 
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên cho bé. Chọn các loại bàn chải có lông mềm cho bé đánh răng.
 
- Luôn bao quát trẻ, không để bé ngậm các vật sắc, cho tay vào miệng. Khi cho ăn đừng ép trẻ ăn quá dễ khiến bé quấy, hoảng loạn và cắn vào lưỡi.
                                                                                       ( Đông y gia truyền Thanh Tuấn tổng hợp)